Số 35/2023: Trung Quốc kết thúc phát triển"Hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao" - Quan ngại đối với Hoa Kỳ - Số 1
Dana Goward– Nhóm Kỹ thuật Công nghệ Công ty TNHH ANTHI Việt Nam tổng hợp biên soạn.
Hai thông báo gần đây thể hiện rằng Trung Quốc sẽ hoàn tất những bước cuối cùng để kích hoạt một chương trình quốc gia của họ với tên gọi “Hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao” (High-precision Ground-based Timing System). Theo một số nguồn tin tiết lộ và dựa trên những thông báo là chỉ dấu rõ ràng rằng hệ thống đã gần đến giai đoạn hoàn tất đi vào hoạt động.
Đồ họa từ năm 2014 đăng trên trang của Viện các Khoa học Trung Quốc thể hiện vùng phủ tín hiệu dự kiến phần phía tây lãnh thổ Trung Quốc. Các bài báo khác và những thông báo đã chỉ ra rằng phần phía tây lãnh thổ Trung Quốc mạng lưới này đã hoàn tất hoặc sớm hoàn tất đưa vào sử dụng.
Hệ thống thời gian (Timing System) được thiết kế để hỗ trợ hàng loạt các ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan trong trường hợp các tín hiệu dịch vụ đến từ không gian không khả dụng (ví dụ bị tấn công phá hoại có chủ đích).
Theo một số nhà quan sát Phương Tây, đây là một ví dụ điển hình cho thấy sự vượt trội của Trung Quốc so với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ định vị, dẫn đường và thời gian (Positioning, Navigation, and Timing – PNT).
Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu BeiDou của Trung Quốc là hệ thống PNT mới mẻ và được đánh giá là vượt trội theo nhiều yếu tố nếu so sánh với hệ thống vệ tinh GPS già cỗi của Hoa Kỳ. Điều này cho phép Trung Quốc giành ảnh hưởng và lợi thế từ một số phần của thế giới trước đây đã từng là lợi thế riêng có của Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện một hệ thống PNT mặt đất nữa có khả năng gây ra nhiều vấn đề hơn nữa đối với vị thế vượt trội của Hoa Kỳ trước đây.
NHỮNG CÔNG BỐ GẦN ĐÂY
Ngày 21/05/2023, một bài báo của cơ quan chính phủ tại Shaanxi thông báo về việc hoàn thiện quá trình xây dựng một trung tâm khoa học tại Xi’an (Tây An). Phần trung tâm của công trình này sẽ trở thành hợp phần của chương trình “Hệ thống thời gian mặt đất độ chính xác cao”. Nội dung của bài báo không chỉ rõ Trung tâm này được thiết kế xây dựng để trở thành tổng hành dinh cho toàn bộ hệ thống, hay đơn giản chỉ là một trong số các “trạm thời gian” cấu thành hệ thống.
Bài báo cũng nói rằng hệ thống quốc gia này sẽ trở thành hệ thống lớn nhất trên thế giới với hơn 20.000km cáp sợi quang và 295 trạm truyền phát thời gian và tần số - tất cả được tích hợp với các tín hiệu và hệ thống không gian lẫn mặt đất khác của Trung Quốc.
Mạng lưới này, theo như mô tả của bài báo sẽ cung cấp bổ sung và cải thiện cho giải pháp hệ thống PNT eLoran (đôi khi bị dịch nhầm bởi phần mềm thành “Roland”) triển khai ở phần phía Tây lãnh thổ Trung Quốc. Hệ thống này cũng có khả năng hỗ trợ eLoran thế hệ trước với các tín hiệu “bước sóng dài” ở phần phía Đông lãnh thổ và bảo đảm rằng toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc sẽ được cung cấp dịch vụ ở mức tốt nhất.
Độ chính xác của hệ thống dựa theo tốc độ truyền dẫn của cáp sợi quang theo công bố đạt dưới 100 pico giây (1 pico giây = 0.000 000 000 001 giây), với hiệu chuẩn eLoran tối thiểu dưới 100 nano giây (1 nano giây = 0.000 000 001 giây).
Các chuyên gia Phương Tây đã xác nhận rằng cả hai mục tiêu này đều khả quan. Phòng thí nghiệm CERN của Châu Âu đã trình diễn ở mức pico giây thông qua cáp sợi quang, và các thử nghiệm ở Anh đã thể hiện rõ độ chính xác của hiêu chuẩn eLoran nằm trong khoảng 50 nano giây.
Một công bố ngắn gọn khác được đưa ra vào ngày 08/06/2023 công bố về lễ động thổ xây dựng “Trạm thời gian” đặt tại Nagqu (Na Khúc) trên cao nguyên Tây Tạng thuộc khu vực phía Tây của Trung Quốc. Thông báo cũng nói rằng, khi quá trình xây dựng trạm này hoàn thành, Trung Quốc sẽ “…hiện thực hóa phủ chùm toàn bộ lãnh thổ các tín hiệu thời gian trên nền tảng sóng dài [eLoran] …”
(Còn tiếp).
Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi qua hòm thư: info@anthi.com.vn